top of page
Ảnh của tác giảHA TRAN

Plan A?

Đã cập nhật: 2 thg 10, 2023

Bạn làm (những) công việc hiện tại vì điều gì?


Bạn làm bao nhiêu công việc cùng một lúc?


Sống trong một thời đại bất ổn như hiện nay, kinh tế lao đao, thị trường biến động, khủng hoảng chi phí sinh hoạt, lạm phát, sa thải, … thì việc bạn có hai hay nhiều công việc cùng một lúc là điều mà ai cũng cho rằng nên làm. Nó giúp bảo vệ bạn khi có bất trắc trong công việc hiện tại xảy đến. Nhưng bạn cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có nên đua theo trào lưu đó chỉ để bảo vệ bản thân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của thời đại suy thoái.


Một khảo sát trên Linkedin - https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:activity:7080032383911018496/

Sống giữa những nhiễu loạn về thông tin, số liệu thống kê ở tất cả mọi nền tảng mà bạn có, tất nhiên không thể tránh khỏi lúng túng và bất an khi bạn vẫn cô đơn lẻ bóng với một công việc duy nhất mà bạn còn không chắc đó có phải chân ái của mình. Bài viết dưới đây không trả lời hộ bạn nhưng hy vọng nó sẽ là một kênh tham khảo hữu ích giúp bạn tìm ra tấm lá chắn sự nghiệp bảo vệ bản thân.


What happens out there?


Một báo cáo gần đây của Fortune tuyên bố năm 2023 là kỷ nguyên của tham vọng thầm lặng (quiet ambition) - vì nhiều người thấy mục tiêu của họ chuyển từ những lý tưởng truyền thống về thành công trong công việc sang hạnh phúc và sự viên mãn của cá nhân, cho dù đó là trong sự nghiệp của chúng ta hay các vấn đề cá nhân hơn. Trước đó, thị trường lao động đã chứng kiến hàng loạt trào lưu như từ chức thầm lặng (quiet quitting), tuyển dụng thầm lặng (quiet hiring) hay làn sóng đại từ chức (great resignation), ...


Quiet ambition chính xác là gì?


Quiet ambition là thuật ngữ mới nhằm mô tả những nhân viên không còn làm việc chăm chỉ chỉ vì lợi nhuận của công ty, mà họ làm mình, vì một giấc mơ đã ấp ủ từ lâu hoặc nhu cầu cá nhân.


Những người Quiet ambition đơn giản chọn làm công việc hiện tại vì họ có một công việc để làm.


Họ dành dụm tiền kiếm được từ công việc hiện tại để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, chăm sóc bản thân và gia đình. Họ tắt máy tính/điện thoại vào cuối tuần để tránh bị làm phiền và tạm quên đi công việc. Nhưng họ cũng có thể là những cá nhân tận hiến, mục tiêu của họ là phải kiếm được một số tiền lớn hoặc làm những điều đặc biệt, theo đuổi đam mê bên cạnh công việc. Đừng lầm tưởng tất cả những người quiet ambition là người thiếu tham vọng.


Quiet ambition vs plan A


Trước kia (thực ra là một năm vừa mới đây), tớ và đứa bạn liên tục nói về các kế hoạch và dự định công việc tương lai của mình. Hai đứa chợt nhận thấy, thì ra mục đích của công việc đang làm rốt cuộc cũng vì theo đuổi một công việc khác trong tương lai.


Lúc đó chưa có khái niệm quiet ambition, nhưng chúng tớ đã ngầm kinh qua những trải nghiệm tương tự và luôn nóng lòng cho kế hoạch A của đời mình. Đây quả là một perfect find ha 😊


Bởi nhiều người cho rằng họ nên có nhiều công việc và kế hoạch dự phòng bên ngoài công việc chính nhưng vẫn lơ mơ về mức độ ưu tiên giữa chúng. Với họ, những giá trị đặc biệt họ cam kết và theo đuổi ngoài công việc hiện tại chỉ là những thứ bên lề và mãi mãi là kế hoạch B (kế hoạch dự phòng) của họ. Còn những công việc hiện tại mới là kế hoạch A của đời họ. Điều này vô tình tạo nên sự xung đột trong suy nghĩ và hành động. Nó có nghĩa là, kế hoạch B sẽ vẫn mãi là kế hoạch B vì lối tư duy vốn đã định thế. Plan B chỉ có thể đi vào hoạt động nếu kế plan A hỏng bét. Nên dù bạn có tận hiến cho (những) công việc hiện tại, nhưng vẫn có cảm giác vẫn không hài hòng, mơ hồ về dự định tương lai và burn out. Điều này có thể dẫn bạn đi rất xa khỏi những giá trị đặc biệt và đam mê bạn theo đuổi thực sự. Vì plan A của cuộc đời bạn rốt cuộc vẫn là một dấu bỏ ngỏ, chưa hề được thực hiện như bạn vẫn nghĩ.


Cống hiến cho plan B là bước đệm cho plan A của đời bạn. Win-Win


Rõ ràng, với khái niệm được Fortune đưa ra, quiet ambition giống như là hiện tượng tâm lý và hành vi tiêu cực ở người đi làm. Nhưng dưới góc nhìn là một Gen Z young and dumb một chút - đã đi làm, trừ những phần tiêu cực điển hình được liệt kê (đi làm vì có việc để làm/ đi làm chỉ vì lương thưởng, lợi lộc/ cuối tuần để đi du lịch Hàn đừng gọi em, … ) thì quiet ambition vẫn có những khía cạnh tích cực nên được bàn luận tới. Và nó đáng để cho cả nhân viên lẫn công ty nhìn nhận lại cách thức tạo ra giá trị cho đôi bên.


Abby Lerner, đồng sáng lập thương hiệu Revel, cho biết công ty cô đang xây dựng cho nhân viên một sự nghiệp phù hợp với định hình cuộc sống của họ.


Worklife.com

"Điều này không có nghĩa là chúng tôi khuyến khích nhân viên vứt bỏ mọi thứ để đi du lịch khắp thế giới và tận hưởng cuộc sống. Chúng tôi hỗ trợ nhân viên mình ổn định với một con đường phát triển lâu dài, giúp họ đạt được các mục tiêu trong cuộc sống song song với việc phát triển sự nghiệp", cô nói.


Hãy share bài này để các doanh nghiệp tại Việt Nam đọc được 😊


Và về phía nhân viên, quiet ambition không nên là thứ tham vọng có được sau chỉ sau một đêm quyết định. Nó nên là quá trình nhiều đêm ám ảnh và đau đáu nghĩ về cách sử dụng thời gian sao cho đáng. Không phải 8 – 10 tiếng như robot ở công ty xong tối mới là thời gian cho bản thân. Toàn bộ thời gian trong cuộc đời này nên là một điều có ý nghĩa vì chính bạn. Sống một, hai hay ba cuộc đời cũng tốt. Làm một, hai hay ba công việc đều vui. Vui nhất là khi bạn có quyền tự chủ, bạn gán cho tất cả những công việc bạn làm một ý nghĩa và ra sức xây dựng cho mình tấm lá chắn bảo vệ bản thân thông qua suy nghĩ và hành vi đúng đắn.


Tớ là kiểu người thích động viên, cổ vũ người khác. Có ít bạn nhưng đứa nào tớ cũng nhắc chúng nó dù làm gì hãy luôn ghi nhớ điều đặc biệt của chính mình. Mặt tớ lúc nào cũng sáng bừng và hau háu lắng nghe đứa bạn kể về plan A của nó. Trong mắt tớ, cả tớ cùng các bạn mình thật đặc biệt và đều là những kẻ sống sót đáng ngưỡng mộ.


Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ


Tham vọng, dù tham vọng kiểu gì thì cũng không bao giờ là điều tiêu cực trừ khi nó mang lại hậu quả tiêu cực cho cá nhân hoặc những người xung quanh.


Bạn có thể duy trì tất cả các mục tiêu cá nhân của mình miễn là bạn thích con người tương lai của chính mình và thích ý tưởng về con người mà người này sẽ trở thành.


“You can maintain all your personal goals as long as you like your future self, the idea of who this person will become.” – Glamour magazine


Vậy nên, một câu hỏi tốt – a good question đó là: Bạn có hạnh phúc và hài lòng với những gì bạn có không? Nếu câu trả lời là có thì mọi thứ khác đều là phần thưởng cho chính những nỗ lực theo đuổi giá trị đúng đắn của bạn.


Và một ý tưởng hay là luôn tự hỏi bản thân xem bạn có đang hành động phù hợp với con người mà bạn muốn trở thành hay không, bạn có duy trì ý thức về bản thân đó, cho mọi người thấy bạn thực sự là ai, chăm sóc bản thân và những người khác, phấn đấu hướng tới một cái gì đó bạn tin vào hay không.


A good idea is to always ask yourself if you are acting in line with who you want to become, maintaining that sense of self, showing people who you really are, looking after yourself as well as other people, and striving toward something you believe in.


Có câu này nằm trong một quyển sách tớ vô cùng tâm đắc. Hy vọng câu nói sẽ phần nào giúp bạn bình tĩnh hơn trong thế giới đã đủ xáo trộn này nhé!


Hạnh phúc của bạn mới là điều quan trọng.

Hạnh phúc bên trong thực sự là nhiên liệu thúc đẩy thành công



Tham khảo:

Fortune.com

Glamour Magazine (https://www.glamourmagazine.co.uk/)

Worklife.news


Cảm ơn đã ghé thăm và ở lại cùng tớ,

Người viết,


Hà Trần

10 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


Nếu bạn cảm thấy thích bài viết này, hãy cân nhắc ủng hộ cho Ha Tran một ly cà phê sữa :). Cảm ơn vì bạn đã ghé thăm!

If you really like this post, consider supporting Ha Tran with a coffee. Thank you for visiting!

bottom of page