Tham khảo từ: "Planning Your New Chapter in Life, Paving for Your Future Career" -neucareers.com
Đây là đoạn tự viết :)
Những người trẻ chênh vênh khi bước vào thị trường lao động
Rời khỏi giảng đường đại học đồng nghĩa với việc bạn đang bước thêm một chân nữa vào thế giới người trưởng thành. Nếu lên đại học, bạn vẫn nhận được " khoản đầu tư" từ phụ huynh để ăn-học thì cái giây phút bạn cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp cũng là lúc họ ngừng cấp vốn. Bạn cần tự đưa ra quyết định về công việc, sự nghiệp tương lai để có thể "duy trì cuộc sống" hay là tận hưởng nó, thậm chí còn chăm lo được cho cả những người thân yêu của bạn. Chính vì vậy, cái quyết định lúc này của bạn có thể coi là sống còn. Nhưng khi mới tốt nghiệp đại học, bạn đâu được quyền quyết định sự nghiệp của mình? Khúc này hơi quá, nhưng đúng là vậy, gần như là vậy :)))
Lương khởi điểm của một sinh viên sư phạm, trung bình là 2-3 triệu/1 tháng, còn tùy vào năng lực, địa bàn giảng dạy,... Với mức lương ấy, liệu bạn có sống ở Hà Nội và ở nhà thuê...
Bước sang đồng chí kinh tế hay ngoại thương, thị trường lao động lúc này có vẻ nhộn nhịp và khởi sắc hơn, đương nhiên mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường là cao hơn (mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics vào khoảng 6.000.000 - 7.000.000 VND/tháng - Top CV).
Còn Bách Khoa, cũng không khác là mấy. Con số 1000 $ cũng có, nhưng đó chỉ là ít và hiếm, trừ khi bạn tài năng. Còn trung bình chúng tôi cũng chỉ 8-10 triệu.
Nghe phong phanh các bà hàng xóm thường rỉ tai nhau rằng, thằng A con ông B mới ra trường mà kiếm cả mấy chục triệu. Hay cái đứa kia học chẳng bằng ai, tốt nghiệp trường bình thường mà lương còn cao hơn cái đứa trường top.
Cô bạn tôi vào Bách Khoa, nhưng đi được nửa chặng đường chợt nhận ra bản thân có đam mê với thiết kế, kiến trúc... Có nên cố nốt ra trường để lấy tấm bằng dù chật vật...?
Ai cũng có những câu chuyện như thế. Ai cũng có những người xung quanh mình. Và câu chuyện của họ tác động lên cách chúng ta nghĩ về bản thân, cách chúng ta định nghĩa thành công, cách chúng ta lựa chọn con đường để theo đuổi sự nghiệp
Chúng ta, những người trẻ đang lao đao và đầy áp lực khi bước vào thị trường lao động. Áp lực đồng trang lứa, áp lực về thành công, mông lung tìm kiếm lối đi cho tương lai. Đừng vì thấy người khác nhiều tiền mà tự ti. Đừng vì nghe những câu chuyện không đầu không cuối cảm thấy mình yếu kém. Đừng vì tất cả những tác động bên ngoài mà nhắm mắt chọn đại một công việc không phù hợp bởi sự ổn định của nó đánh lừa.
Hãy vì bản thân mà lựa chọn cho mình một sự nghiệp phù hợp với giá trị cốt lõi của mình. Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng nếu đọc nhiều về mảng này bạn sẽ nhận ra có một mối liên hệ giữa tính cách cá nhân, giá trị cốt lõi con người bạn với công việc hay sự bạn mong muốn.
Cũng là những người trẻ, nhưng họ thật tự do
Trần Đức Nhân chủ nhân của trang blog tranducnhan.com, một trong những blogger tuy thầm lặng nhưng mình cực yêu thích. Khác với những blogger trên thị trường, anh không viết blog để kiếm tiền, anh không bán ebook hay khóa học, không tư vấn hay coaching mặc dù với mình anh dư sức làm được điều đó. Đương nhiên, blog của anh cũng chẳng có bất cứ quảng cáo nào.
Anh có giọng văn cực kỳ "trải đời", có nhiều tầng lớp suy nghĩ cho cùng một vấn đề, và mình thích điều ấy. Anh cũng là cây bút có kiến thức về công nghệ và văn chương ( hiện đại ) rất dồi dào. Đã có rất nhiều đối tác ngỏ ý muốn cộng tác với anh trong các dự án ( từ nhỏ đến lớn của họ), nhưng không ít lần anh từ chối mặc dù nếu đồng ý anh sẽ có khoản thu nhập khủng và tương đối ổn định? Đơn giản là anh muốn tập trung cho dự án của riêng mình. Có một khoảng thời gian anh viết liên tục trong điều kiện hết sức thiếu thốn và tằn tiện, nhưng anh chẳng hề hối hận chút nào. Ai mà đoán được, anh bỏ học năm lớp 8 để theo đuổi sự nghiệp viết lách-cái sự nghiệp mà bạn bè chê cười anh, và số còn lại thì cho là không kiếm ra tiền:))))
Lilytruong (Linh), cô bé 2000 trường luật. Cô chăm chỉ đi làm thêm, thực tập cho công ty luật từ khi còn là sinh viên năm hai. Không những thế, thành tích học tập của Linh thực sự đáng nể (điểm tối đa vấn đáp luật , vừa làm thêm những vẫn đạt học bổng giỏi của trường). Hẳn ai cũng nghĩ cô sẽ làm đúng ngành và rất giỏi chuyên môn, cô sẽ có một sự nghiệp thăng hoa mà bao người thầm mơ.
Nhưng năm ngoái (nghĩa là mới năm ba), cô đã thông báo mình sẽ lựa chọn con đường trở thành blogger chuyên nghiệp. Nghe lý do cô đưa ra, mình thầm xúc động và nghĩ cô bé thật tài năng, cô đã tìm ra sợi dây kết nối bản thân với sự nghiệp viết lách ấy. Cô gái bé nhỏ của tôi, mong em thành công thật nhiều!
Còn rất rất nhiều câu chuyện như thế nữa - những người trẻ đã và đang định nghĩa lại thị trường lao động!
Rõ ràng, hiểu bản thân là bước đầu tiên để đưa ra lựa chọn sự nghiệp cho đúng:
Self- Assenssment (Tự đánh giá bản thân) : hiểu Interests (sở thích), values (giá trị), personality (tính cách), preffered environments (môi trường ưa thích) và cả những giới hạn là bước đầu tiên cho việc lên kế hoạch cũng như quyết địnhsự nghiệp của bạn. Tất cả represent ( đại diện ) cho assets ( giá trị con người bạn/ cái bạn có ), aspirations ( nguyện vọng) - những điều quan trọng đối với bạn cũng như lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động. Dựa trên Trait-Factor Theory - Lý thuyết nhân tố đặc điểm (Parsons, 1900s), thì thuyết phát triển sự nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất : lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất được xem là sự phù hợp giữa indivitual characteristics ( những tính cách cá nhân) với yêu cầu cầu công việc. Việc lập kế hoạch và lựa chọn sự nghiệp thành công là kết quả của việc hiểu rõ mối quan hệ giữa kiến thức về bản thân và kiến thức về nghề nghiệp trong bối cảnh công việc cụ thể và môi trường kinh tế.
Nằm trong series: THỬ THÁCH GHI CHÉP MỖI NGÀY
Đọc là để học và hiểu
Viết là cũng là học, học thông qua cách truyền đạt lại những gì mình hiểu cho người khác.
Hi vọng bạn học được điều gì đó qua thông qua bài này nha! Yêu
Người viết,
Hà Trần
Comments