Hiểu bản thân là chìa khóa quyết định mọi hành vi cũng như điều chỉnh cảm xúc của bạn. Vì thế hiểu được bản thân mình muốn gì, mình là ai, mục đích mình đến với cuộc đời sẽ trở thành yếu tố đầu tiên có thể giúp bạn đứng vững trong cái thế giới đầy bất định này.
Chưa nói đến việc bạn có sở hữu cũng như vận dụng thuần thục bộ kỹ năng tiên tiến nhất của thế kỷ 21 hay không, nhưng nếu bạn không hiểu bản thân thì mọi việc bạn làm sẽ phục vụ cho mục đích gì. Hay chúng sẽ mau chóng đổ rạp, đổ ầm ầm theo hiệu ứng domino vào một ngày đẹp trời nào đó – bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ, không còn muốn cố gắng cho những việc mình đã gầy dựng trước đây.
Đấy là hậu quả của việc không hiểu bản thân. Chỉ vì thấy ai cũng làm đó, ai cũng khuyên đó nên mình mới làm.
Thấy người người, nhà nhà bán hàng thời trang shopee mà kiếm được quá, ngày mấy trăm cho đến nghìn đơn mà ngồi đó ao ước, toan tính hay là mình cũng lập một gian hàng để bán như họ. Mài đũng suốt trên giảng đường mà chưa kiếm ra tiền thấy tốn quá, có lỗi quá 😊)). Mình đã từng có suy nghĩ như vậy đấy.
Thấy ông A, bà B khuyên đừng có học Bách Khoa, rồi không có đủ tiền học phí, bỏ giữa chừng có phải lãng phí tiền bạc công sức không? Học cao đẳng dược, 2 năm rồi ra bán thuốc có phải nhàn nhã sung sướng không? 😊))))). Hiểu bản thân, bạn sẽ không bị những lời khuyên Selfish như vậy làm lung lay hay quật ngã ý chí. Bạn hiểu khả năng mình đến đâu, bạn muốn một cuộc đời như thế nào thay vì sự nhàn nhã ngắn hạn trước mắt. Hiểu bản thân sẽ vẽ ra cho bạn con đường đi như thế nào, bạn sẽ làm những gì để đi hết con đường ấy thay vì nghe theo sự sắp đặt của người khác. Hiểu bản thân, dù khó khăn nhưng bạn sẽ hạnh phúc, hạnh phúc mãi mãi.
Hiểu bản thân, không đơn giản là bạn hiểu mình thích gì, ghét gì, muốn ăn gì. Cũng giống như việc một nhà tuyển dụng hỏi bạn : Nói qua một chút về bản thân em được không?
Thông tin họ cần không phải là : bạn tên gì, bao nhiêu tuổi, sở trường, sở ghét của bạn là xong, chấm hết. Họ cần biết được sâu hơn thế về con người bạn. Lúc này, nếu là người hiểu bản thân bạn sẽ trả lời được. Bạn hiểu thế mạnh của mình là gì, vì sao bạn thế này, bạn sẽ kể về điều ấy.
Vậy thế mạnh là gì? Bạn biết chứ? Hoặc là biết đấy, nhưng không thể gọi tên một cách chính xác.
Thế mạnh không phải là những cụm từ mô tả chung chung như ta vẫn hay nghe được. Thế mạnh về âm nhạc, thế mạnh về các môn tự nhiên, hay thế mạnh về giao tiếp, xã giao. Hiểu như thế cũng không sai, nhưng vẫn khá chung chung nên nó sẽ không giúp bạn phát huy được hết khả năng của bản thân.
Thế mạnh đơn giản là những kỹ năng nổi trội mà một người sở hữu qua quá trình rèn rũa hoặc bẩm sinh họ đã có. Thế mạnh ấy giúp họ thực hiện những công việc một cách dễ dàng, chẳng tốn mấy công sức trong khi với người khác phải chật vật mãi mới làm được.
Gọi tên thế mạnh của chính mình
Có một bài tập rất hay, mình học được trên Blog của cô Nguyễn Phi Vân, các bạn có thể thử và tự ngẫm nghĩ để tìm ra điểm mạnh của chính mình.
Ngoài ra, các bạn có thể làm thêm bài test thế mạnh ở đây. Mình không nói nó đúng 100%, nhưng nó sẽ là một tài liệu tham khảo ( uy tín có cơ sở khoa học, chứ không hề mê tín nha) trong bước đầu của việc hiểu bản thân.
Bài test có 84 câu, bằng Tiếng Anh, kết quả sẽ cho ra mức độ (%) các kỹ năng bạn có, và top 5 thế mạnh của bạn sẽ là top 5 kỹ năng có điểm số cao nhất! Nhờ vào kết quả bài test, bạn sẽ hiểu được do đâu mà mình có được những thế mạnh ấy. Hoàn toàn không phải tự nhiên ngày 1 ngày 2 mà có đâu. Nó hình thành qua mọi việc trong cuộc sống của bạn, qua cách bạn đối diện với vấn đề và xử lý chúng, qua cách bạn giao tiếp,…
Và cũng nhờ vào bài test, bạn sẽ có thêm tự tin khi viết xuống CV các thế mạnh của bản thân. Vì trong từng thế mạnh, bài test có lý giải giúp bạn những phẩm chất thế mạnh bạn (có thể) có (khiến bạn phải gật gù vì nó đúng), rồi cả những lưu ý bạn cần tránh hoặc hạn chế nếu muốn nâng cao thế mạnh của mình.
Thay vì chém gió, vẽ hoa cho CV như một số lời khuyên trên mạng, thì giờ đây, bạn hiểu bản thân, hiểu chính mình, bạn sẽ tự tin với những gạch đầu dòng trong CV của bạn.
Dưới đây, là kết quả của mình nè. Nó đúng lắm
Có một câu thế này: You may tend to intimidate others with up-front, aggressive style - let them know it is not personal. Mình có xu hướng có hơi hiếu chiến, bộc trực khiến người khác cảm thấy không an toàn, né tránh mình. Hay sếp và các bạn của mình vẫn hay nhận xét mình " thẳng quá" , " nóng vội quá " nếu thay đổi được thì sẽ tốt hơn cho chính mình và các mối quan hệ mình có ! Đó, nó đúng ghê. Khảo sát mọi người xung quanh cũng là cách để hiểu về thế mạnh, hiểu về bản thân.
Ngoài ra, vẫn có điểm mức độ ở những kỹ năng khác
Chúc bạn mọi điều tốt đẹp!
Người viết,
Hà Trần
Comments